Công nghệ xử lý sắt, mangan, nâng pH không dùng hóa chất tại Nhà máy nước Khu công nghiệp Sóc Trăng
- 25/07/2017
XỬ LÝ SẮT, MANGAN, NÂNG pH KHÔNG
DÙNG HÓA CHẤT TẠI NHÀ MÁY KCN AN NGHIỆP SÓC TRĂNG
Công ty
TNHH MTV Cấp nước Sóc Trăng là một trong những đơn vị tiên phong áp dụng công
nghệ xử lý nước ngầm không dùng hóa chất. Từ 2009, Sóc Trăng đã đưa vào vận
hành mô hình xử lý 01 bước với công suất 100m3/h. Qua thời gian đã
chứng minh được tính ưu việt của hệ thống, Công ty TNHH MTV Cấp nước Sóc Trăng tiếp
tục đầu tư cải tạo nâng công suất nhà máy nước An Nghiệp theo mô hình 02 bước xử
lý triệt để Sắt, Mangan, nâng pH.. Dây chuyền xử lý hiện đang trong giai đoạn vận
hành, chuyển giao và bước đầu đã đạt được những kết quả như mong đợi.
Nằm trong dự án: “Biến đổi khí hậu và cung cấp nước ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt
Nam”, dự án "Cải tạo nâng cấp hệ thống xử lý công suất 8000m3/ngày"
tại Nhà máy nước ngầm Khu công nghiệp An Nghiệp tỉnh Sóc Trăng được sự tài trợ
28% từ chính phủ Hà Lan.
Các hạng mục nâng cấp gồm có:
- Lắp đặt
mới một tháp nâng pH,
- Di dời
02 bồn lọc sắt hiện hữu,
- Thay cát
lọc Mangan 04 bể lọc,
- Lắp đặt
hệ thống điều khiển tự động - SCADA
Hình 1:
Bồn xử lý bước 1 không dùng hóa chất theo công nghệ Hà Lan
Sơ đồ
công nghệ xử lý 02 bước tại Nhà máy nước ngầm Khu công nghiệp An Nghiệp tỉnh
Sóc Trăng
Hình 2:
Sơ đồ công nghệ xử lý 02 bước
Thuyết
minh công nghệ xử lý
Nước
được bơm từ giếng, ở mỗi giếng được trang bị đồng hồ đo lưu lượng để kiểm tra
lưu lượng nước thô vào trạm xử lý, trên đường ống có vòi lấy mẫu để nhân
viên vận hành có thể kiểm tra chất lượng.
Kế tiếp
nước đi đến bể lọc áp lực xảy ra các phản ứng hóa học, giải phóng các khí như
H2S, CO2, …và chuyển phần lớn Fe2+ thành Fe3+ (khử được 99% sắt tổng tùy thuộc hàm lượng Sắt
trong nước thô), khử một phần NH4 và Mn, toàn bộ được giữ lại hoàn toàn tại lớp
cát lọc), sau đó nước sẽ được lọc qua lớp vật liệu lọc và được đưa qua tháp
nâng pH (Aeration tower).
Tại
tháp nâng pH, quạt gió tiếp tục làm thoáng để khí CO2 thoát ra do bề mặt tiếp xúc
giữa nước và oxy được tăng lên tối đa.Trong tháp oxy, các bề mặt tiếp xúc được
làm mới liên tục và thời gian tiếp xúc cũng được kéo dài ra.
Đến bể
lọc Mangan, toàn
bộ Fe2+ (nếu có) còn lại chuyển thành Fe3+, Mangan chuyển
thành Manganđioxit được giữ lại hoàn toàn tại lớp cát lọc mà chúng đi qua.
Chất
lượng nước sau xử lý
Hiện
nay nhà máy đang trong giai đoạn vận hành chạy thử, theo kết quả kiểm tra tại
phòng hóa nghiệm nhà máy:
Nhận xét:
Chỉ
tiêu Sắt trong nước thô cao (20mg/l), qua 01 bước đã xử lý gần như hoàn toàn (0.03mg/l),
chỉ tiêu Mangan giảm được một phần nhỏ. Độ pH sau tháp làm thoáng cao (pH>7.5)
đạt yêu cầu để xử lý Mangan. Sau khi qua bước 02 thì không còn Sắt và Mangan.
STT
|
Chỉ tiêu kiểm nghiệm
|
Đơn vị
|
Nước giếng
|
Nước xử lý sau bước 1
|
Nước xử lý sau làm thoáng
|
Nước xử lý sau bước 2
|
QCVN
01:2009/BYT
|
1
2
3
|
Fe tổng
Mn
pH
|
mg/l
mg/l
|
20
0.7
6.3
|
0.03
0.4
6.4
|
7.6 ÷ 7.9
|
<0.03
<0.03
7.5
|
0.3
0.3
6.5 – 8.5
|
Kết quả
kiểm nghiệm chất lượng nước sau khi qua 02 bước xử lý
đạt QCVN 01:2009/BYT
Kết luận:
Đây
là những công nghệ xử lý đơn giản và ổn
định mà thực tế đang được triển khai tại các công ty Cấp nước. Trải qua quá trình
nâng cấp, các nhà máy xử lý nước đã nâng cao khả năng vận hành, tối ưu hóa hệ thống,
tăng công suất khai thác trong khi suất đầu tư thấp.
Th.s Ngô Xuân Trường
Giám đốc Công ty TNHH Cấp nước Hà Lan (HOWACO)
Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Tư Vấn Thiết Kế Xây Dựng Hoàn Mỹ Việt Nam ( PERNAM)
|