GIỮ GÌN TÀI NGUYÊN NƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA
& NƯỚC SẠCH VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI


  
    Ngày nước thế giới năm 2011 có các chủ đề với mục đích nâng cao nhận thức của cộng đồng quốc tế, chính quyền các cấp, cộng đồng dân cư về những thách thức của tài nguyên nước trong phát triển bền vững các đô thị trong quá trình công nghiệp hóa, biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai.

Hưởng ứng ngày nước thế giới 22/3
Giữ gìn tài nguyên nước trong quá trình đô thị hóa
Nước sạch là tài nguyên quý giá nhưng không vô tận, cần phải giữ gìn
Nước sạch và vệ sinh môi trường là nhu cầu của cuộc sống
    Sau các thảm họa của nhân loại vì sự thiếu hiểu biết của căn bệnh thế kỷ HIV-AIDS, của ma túy và thuốc lá thì sự cảnh báo nguy cơ của việc sử dụng nước không sạch cũng có tỷ lệ gây tử vong rất cao cho con người. Sự thiếu nước sạch là nguyên nhân chính gây ra phần lớn các bệnh ở đường tiêu hóa và bệnh ngoài da. Điểm lưu ý là ở nhiều nơi, tình trạng mất vệ sinh và thiếu nước sạch chủ yếu là do điều kiện sống và do khó khăn về kinh tế; nhưng vẫn còn có một số đông không ít nơi người dân vẫn cam chịu vì thói quen hoặc vì có rất ít các thông tin tuyên truyền giáo dục về vai trò của nước sạch. Quan niệm là chỉ cần có nước tiêu dùng hàng ngày cho sinh hoạt là tốt, bất kể nguồn nước có bảo đảm vệ sinh và nếu sử dụng lâu dài thì có hại gì cho sức khỏe con người.

    Hiện nay, ở khu vực nông thôn để giải quyết tình trạng thiếu nước người dân đã khoan hoặc đào giếng, sử dụng nguồn nước dưới đất. Nước ngầm tuy có độ trong và tương đối về hàm lượng vi sinh nhưng muốn sử dụng nhất thiết cần phải xử lý, phải được kiểm nghiệm về chất lượng. Bởi vì do ảnh hưởng của hệ sinh thái của cấu trúc địa tầng, mỗi khu vực có thể khác nhau các thông số kỹ thuật như: Hàm lượng sắt, mangan…và có thể chứa một số chất độc hại mà mắt thường không phát hiện được.
 
    Việc khai thác nước ngầm bừa bãi ngoài việc gây thông tầng, ô nhiễm, xâm nhập mặn và phá hoại tầng chứa nước. Hay việc dùng nước của các giếng khoan mà chưa qua một chu trình xử lý cơ bản hoặc không được xét nghiệm mẫu nước của Trung tâm Y tế dự phòng thì đó là một nguy cơ “những cái chết được báo trước”

    Tổ chức UNICEF của Liên hiệp quốc, các Hội về nước của quốc tế cho rằng nước là tài nguyên quý hiếm, đã cảnh báo nguy cơ ô nhiễm môi trường sống và sự thiếu nước sạch trong tương lai. Tuyệt đối không được kinh doanh nước như dầu mỏ, nước rất quý không được xem như là một mặt hàng kinh tế. Đây là một tài nguyên duy nhất, đặc biệt và không thể thay thế được. Cho nên phải gọi nước là tài sản của xã hội, tài sản chung của cộng đồng và khi người ta có quyền sử dụng nước, người ta cũng cần có nghĩa vụ nữa đó là quản lý nguồn nước cho thật tốt, bảo vệ và tôn trọng hệ sinh thái của trái đất./.

                                                                                CVT. Tháng 3/2011